Sử dụng, bảo quản máy tập chạy bộ tại nhà không đúng cách là nguyên nhân gây ra những hư hỏng với máy chạy bộ, có thể gây ra những chấn thương đáng tiếc lúc tập luyện.


Tập chạy bộ với máy chạy bộ tại nhà mang lại nhiều lợi ích. Người tập không phải lo lắng đến vấn đề thời tiết nắng mưa thất thường, khói bụi ô nhiễm... Có thể thực hiện nhiều bài tập chạy bộ khác nhau mang lại hiệu quả hơn hẳn so với chạy bộ ngoài trời. Hiện nay, máy chạy bộ tại nhà đang là xu thế được nhiều gia đình tin tưởng và lựa chọn để tập luyện thể dục, nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người dùng sử dụng máy tập chạy bộ do không tìm hiểu đầy đủ thông tin và cách sử dụng, bảo quản thiết bị, ảnh hưởng tới độ bền của máy. Tốn kém chi phí và thời gian sửa chữa. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ những kinh nghiệm giúp bảo quản và sử dụng máy chạy bộ đúng cách.

Hướng dẫn sử dụng và bảo quản máy chạy bộ
Hướng dẫn sử dụng và bảo quản máy chạy bộ

  • Cách đặt máy chạy bộ

Đặt ở vị trí thích hợp, thoải mái trên bề mặt phẳng và có độ chịu lực tốt.

Đặt máy tập của bạn ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh hơi ẩm, tránh tiếp xúc với nước hay các chất lỏng dẫn điện, tránh xa những nơi có vật dụng dễ cháy nổ.

Đặt cách cách vật dụng khác ít nhất 1 mét.

  • Bảo quản máy tập chạy bộ điện

Lau bụi thường xuyện trong quá trình sử dụng máy, không sử dụng các chất dung môi như dầu, mỡ để lau trên máy và băng chuyền.

Sử dụng nguồn điện 220v( Nguồn điện có hiệu điện thế cao hơn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của máy).

Khi không sử dụng nên tắt nguồn điện của máy bằng nút on/off trên hộp máy trước khi rút dây nguồn. Tránh cắm / rút dây nguồn trực tiếp làm ảnh hưởng tới độ bền của bảng mạch và động cơ ( Thông thường khi ta cắm hay rút dây nguồn trên ổ cắm thường phát sinh các tia lửa điện gây ra chập cháy bảng mạch). Ngắt điện trước khi du chuyển máy chạy.

Tra dầu bôi trơn theo định kỳ để hiệu quả hoạt động cảu máy được tốt nhất.

  • Hướng dẫn bảo quản máy tập chạy bộ cơ.

Đối với máy chạy bộ cơ, cách bảo quản có phần đơn giản hơn vì máy không có động cơ điện. Máy chạy bộ cơ khi bảo quản có phần đơn giản hơn máy chạy bộ điện, tuy nhiên vẫn cần lau chùi thường xuyên bằng khăn ẩm, phủ bạt lên máy tập thể dục khi không sử dụng

Giữ tay cầm và chạy ở giữa bằng chuyền để tránh việc băng chuyền chạy lệch hướng.

Sau khi đã chạy ở mức độ bình thường, bỏ tay khỏi tay cầm và đánh tay càng xa cành tốt để đạt hiệu quả tập luyện tốt hơn.

Máy tập chạy bộ là loại máy tập thể dục rất hiệu quả cho sức khỏe của bạn và những người trong gia đình. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng bạn cũng cần phải sử dụng máy tập chạy bộ đúng cách để đảm bảo máy hoạt động hiệu quả, an toàn và bền lâu.

  • Hướng dẫn sử dụng máy chạy bộ thể dục bằng điện

* Kiểm tra độ an toàn và vững chắc của máy trước khi bắt đầu sử dụng.
* Cắm dây nguồn của máy riêng biệt, không cắm chung với các thiết bị điện khác.
* Khởi động kỹ các cơ trước khi sử dụng máy tập.
* Mang giày thể thao chuyên dụng và trang phục thể thao khi sử dụng máy( không đi giày đế trơn hoặc cao gót, làm sạch đất cát ở đế giày trước khi sử dụng để tránh ảnh hưởng đến băng chuyền của máy).
* Mang khăn lau mồ hôi khi sử dụng máy, tránh mồ hôi rơi xuống làm dễ hư thiết bị điện.
* Kiểm tra khóa an toàn và kẹp một đầu dây của khóa an toàn lên người bạn. (Để đề phòng những tai nạn bất thường khi đang sử dụng, máy dừng lại tức thì).
* Máy tập chạy chỉ dành cho từng người sử dụng, không dùng cho 2 người cùng lúc(hoặc hơn).
* Đứng trên 2 bên lề của máy cho đến khi băng chuyền khởi động.
* Chờ khi băng chuyền khởi động sẵn sàng mới bắt đầu sử dụng.
* Tốc độ khi băng chuyền chuyển động cùng người tập sẽ tăng dần từ mức độ đi bộ đến chạy.
* Người mới tập nên đi bộ với tốc độ từ 3km trở xuống.
* Giữ tay cầm và chạy ở giữa bằng chuyền để tránh việc băng chuyền chạy lệch hướng.
* Sau khi đã chạy ở mức độ bình thường, bỏ tay khỏi tay cầm và đánh tay càng xa cành tốt để đạt hiệu quả tập luyện tốt hơn.
* Trong khi đang tập luyện ở vận tốc đang chạy. Nếu muốn nghỉ hãy chú ý giảm từ vận tốc đang sử đụng xuống vận tốc nhỏ nhất rồi tắt máy.
* Trẻ em nên tránh xa băng chuyền để tránh gây tại nạn nguy hiểm khi băng chuyền đan chuyển động.
* Bệnh nhân có bệnh tim không nên sử dụng máy khi ở nhà một mình.
* Điều chỉnh thời gian và tốc độ tùy thuộc vào sức khỏe người tập. Những người có bệnh tim hoặc có tiền sử bệnh liên quan đến khớp xương cần sử dụng máy dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia.

  • Những sai lầm thường gặp khi sử dụng

1. Đi giày sai

Khi mua giày chạy bộ trên máy, hãy chọn chức năng trước khi chọn phong cách. Hãy tìm đôi giày với lớp đệm dày để bảo vệ gót chân và xương bàn chân từ những tác động của bề mặt thảm chạy. Một đôi giày chạy bộ tốt và thoải mái sẽ giúp cho bàn chân bạn êm ái, tập luyện sẽ hiệu quả hơn.

2. Nhìn vào đôi chân của bạn

Nhìn vào chân khi đang chạy trên máy chạy bộ có thể làm bạn mất thăng bằng. Nó cũng làm cổ bị căng, mỏi và ảnh hưởng tới phần còn lại của cơ thể như hông, đầu gối và cột sống.

Khi chạy bộ trên máy bạn cần nhìn thẳng về phía trước và giữ cho cơ thể tạo thành 1 đường thẳng tương đối từ đầu đến chân.

3. Thói quen tập luyện

Thói quen tập luyện có thể giúp bạn tập luyện hiệu quả trong cùng một ngày hay một thời gian nhất định. Tuy nhiên, qua thời gian dài khi cơ thể bạn đã thích nghi với mức độ tập luyện, cơ bắp trở nên hiệu quả hơn thì bạn sẽ đốt cháy ít calo hơn. Do vậy, cứ bốn tuần cần thay đổi mức độ tập luyện của bản thân nhằm đạt được hiệu quả cao hơn. Thay đổi thường xuyên cũng giúp bạn đỡ nhàm chán khi tập luyện.

4. Sải chân của bạn quá dài

Trải dài đôi chân của bạn sẽ dẫn đến việc bạn đốt cháy nhiều năng lượng phụ. Do đó, bạn không thể tập luyện được lâu dài và cũng làm tăng nguy cơ chấn thương.

5. Giữ tay trên tay cầm của máy chạy bộ.

Giữ tay trên máy chạy bộ sẽ làm cho cơ thể không thoải mái khi tập luyện. Hơn nữa, nó không giúp bạn đốt cháy nhiều calo.
Khi chạy trên máy cần đung đưa cánh tay một cách tự nhiên, uyển chuyển nhịp nhàng với toàn bộ cơ thể sẽ giúp lượng calo bị đốt cháy nhiều hơn, do đó hiệu quả tập luyện cao hơn.

6. Mức độ tập luyện quá cao

Đau nhức cơ bắp, nhịp tim đập nhanh và tồi tệ hơn mỗi khi tập luyện là dấu hiệu bạn đang tập luyện quá sức. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào, dừng tập luyện và đánh giá lại chương trình thể dục của bạn. Tập luyện với cường độ cao chỉ nên thực hiện 2-3 lần một tuần.

Sử dụng và bảo quản máy chạy bộ đúng cách là kiến thức rất quan trọng. Nó giúp người tập tránh được những chấn thương khi tập luyện, tăng độ bền cho máy. Vì vậy, người dùng cần tìm hiểu đầy đủ thông tin hoặc nhờ nhân viên bán hàng tư vấn đầy đủ khi mua máy chạy bộ. Nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu nào trong quá trình sử dụng, người tập nên liên hệ ngay cửa hàng bán máy chạy bộ để được bảo hành, bảo dưỡng kịp thời.

Đăng nhận xét

 
Top